1. Lễ Đôl ta
Lễ hội Đôl ta được tổ chức vào ngày 30 tháng 8 âm lịch hàng năm ở chùa, nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông, bà, cha, mẹ những người đã có công sinh thành, dưỡng giục cho ta.
Theo tục quán, người Khmer chọn thời điểm này để tổ chức lễ Đôl ta, vì đây là lúc vụ mùa cày cấy vừa xong, tiết thu mát mẻ, đẹp trời. Mọi người nghỉ ngơi lấy lại sức sau những tháng ngày làm lụng cực nhọc. Lúc ấy, ngoài đồng văng vẳng tiếng chim kêu. Người Khmer gọi đó là “Satt đôn ta” (chim tổ tiên) báo hiệu cho mọi nhà chuẩn bị cho lễ Đôl ta. Vừa xong mùa vụ, khí hậu mát mẻ, nhìn đồng ruộng xanh tốt, lòng người phơi phới, dặn nhau: phải chuẩn bị tốt cho ngày lễ Đôl ta – cúng ông bà tổ tiên thật chu đáo, vui vẻ và ý nghĩa.
Lễ Đôl ta nhằm 4 mục đích: nhớ đến ông bà, cha mẹ, họ hàng; tập trung anh em, con cháu trong gia đình lại để biếu quần áo, bánh trái cho những người có công ơn còn đang sống và làm lễ cầu phước cho người quá cố, tổ chức liên hoan vui chơi, gắn bó họ hàng, bè bạn thân thích, tình làng xóm để giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Lễ Đôi ta tưởng nhớ nông bà tổ tiên
2.Tết Chol Chnăm Thmây
Lễ Chôl Chnăm Thmây được tổ chức vào ngày 13 đến 15 tháng 4 dương lịch hàng năm vô cùng hấ dẫn. Ngoài những nghi lễ truyền thống như: lễ rước Mahaskan, lễ dâng hương hoa quả, lễ đắp núi cát, đắp núi lúa, gạo, lễ tắm tượng Phật, lễ cầu siêu cho ông bà quá cố. Lễ hội còn có những trò chơi dân gian như: bịt mắt dập nồi, thả vịt trên sông, thả thuyền rược bắt, múa hát room-vông vô cùng sôi động, hấp dẫn.
Chôl Chnăm Thmây có nghĩa là “Vào năm mới”, “Lễ chịu tuổi”, là lễ tết lớn nhất trong năm của người Khmer được diễn ra vào giữa tháng Tư Dương lịch, lúc giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa ở Nam bộ. Giai đoạn này trời đất giao hòa, cỏ cây trở nên tươi tốt đầy sức sống. Sự đâm chồi nảy lộc của cỏ cây được người Khmer quan niệm như là sự khởi đầu của một năm mới. Người Khmer chịu ảnh hưởng nhiều từ nền văn hóa Ấn Độ, nên đa số theo Phật Giáo tiểu thừa. Vì thế, họ ăn tết khác với những nước trong vùng Đông Nam Á và thế giới. Người Khmer ở Kiên Giang chuẩn bị ngày Tết cổ truyền của họ thật trang trọng, nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ, quần áo may mới cho mọi người trong gia đình như Tết Nguyên Đán nước ta.

3. Lễ hội Nghinh Ông
Hàng năm vào các ngày 15 và 16/10 âm lịch, chính quyền xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải và ngư dân địa phương lại long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông để bày tỏ lòng tri ân vì sự phù trợ của Cá Ông và các bậc tiền nhân đã có công khai mở đất này. Du lịch Kiên Giang tham gia lễ hội sắp tới này cũng vô cùng thú vị đấy!
Tập tục thờ cá Ông là nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của cư dân miền duyên hải, lễ cúng cá Ông ở Lại Sơn tồn tại hơn 100 năm. Đây cũng là loại hình lễ hội cầu ngư, cầu cho mưa thuận gió hòa, làm ăn trên biển thuận lợi, là dịp để bà con tổng kết lại những chuyến đi biển trong năm.
Trong ngày hội, hàng trăm tàu thuyền, ghe xuồng neo đậu phía trước Đình Thần Nam Hải nằm sát biển chờ diễu hành. Đối với người dân đảo Hòn Sơn chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt cá nên lễ hội nghinh ông Nam Hải là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm. Vì vậy, từ ngày 14 âm lịch, dường như hầu hết tàu thuyền dù đánh cá tận trùng khơi cũng tụ tập về làm cho những bến cảng xung quanh hòn đảo giữa biển này đông nghẹt tàu thuyền và ghe xuồng.

Lễ hội Nghinh Ông
4. Lễ hội truyền thống Nguyễn Trung Trực
Lễ hội truyền thống Nguyễn Trung Trực được tổ chức vào 3 ngày 26,27,28 tháng 8 âm lịch hàng năm, tại thành phố Rạch Giá với quy mô lớn, thu hút đông nhân dân trong khu vực về dâng hương tưởng nhớ đến anh hùng của dân tộc.
Nguyễn Trung Trực là một trong những người đầu tiên ở Nam bộ đứng lên khơi dậy phong trào yêu nước, chống Pháp nửa cuối thế kỷ XIX. Chiến công hiển hách của ông làm cho quân thù khiếp sợ là trận đốt cháy tàu chiến của thực dân Pháp ở sông Nhật Tảo, tỉnh Long An năm 1861 và trận đánh tiêu diệt đồn Rạch Giá của thực dân Pháp năm 1868. Từ hai chiến công vang dội nhất lúc bấy giờ mà phong trào yêu nước, chống Pháp đã lan tỏa khắp nơi trong cả nước đến Cách mạng Tháng 8 năm 1945. Lễ hội tưởng nhớ Nguyễn Trung Trực là biểu tượng tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam được đúc kết từ hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.

Lễ hội truyền thống Nguyễn Trung Trực
5.Lễ Ok om bok
Ngày 15 tháng 10 âm lịch hàng năm là ngày cuối mùa mưa và cũng là thời gian thu hoạch hoa màu, trong đó có lúa nếp. Vào đúng ngày này đồng bào Khmer tổ chức một lễ lớn gọi là lễ Ok om bok mang ý nghĩa mừng cơm mới vào những ngày trăng sáng trên dòng sông Cái Lớn huyện Gò Quao.
Xưa kia, người Khmer làm ruộng theo hai mùa trong năm. Mùa mưa từ 16 tháng 4 đến 15 tháng 10 âm lịch, mùa nắng từ 16 tháng 10 đến 15 tháng 4 âm lịch. Ngày 15 tháng 10 âm lịch là ngày cuối mùa mưa và cũng là thời gian thu hoạch hoa màu, trong đó có lúa nếp. Vào đúng ngày này đồng bào Khmer tổ chức một lễ lớn gọi là lễ Ok om bok mang ý nghĩa mừng cơm mới vào những ngày trăng sáng. Mưa gió chấm dứt, nước từ từ rút xuống mở đầu cho một mùa khô ráo sau những ngày lao động miệt mài trên đồng ruộng, đồng thời cũng là dịp tưởng nhớ đến công ơn Mặt trăng vì theo quan niệm của người Khmer, Mặt trăng như vị thần điều tiết mùa màng giúp trúng mùa, làm ăn khá giả.
Lễ cúng trăng được xem là lễ chính trong Lễ hội Ok om bok. Lễ này được tổ chức đúng vào đêm rằm tháng 10 âm lịch tại khuôn viên chùa, trong từng nhà dân hay tập trung tổ chức ở một nơi rộng rãi. List Ok om bok vào sổ tay du lịch Kiên Giang của mình ngay bạn nhé!

Lễ Ok om bok
6.Lễ giỗ Đức khai trấn Mạc Cửu
Lễ giỗ Đức khai trấn Mạc Cửu được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm từ 25 đến 27, tại thị xã Hà Tiên. Lễ hội, thu hút được đông đảo cán bộ và các tầng lớp nhân dân tham gia, khơi dậy được tình yêu quê hương, đất nước, ý thức tự lực, tự cường dân tộc, ra sức làm việc và cống hiến, góp phần xây dựng quê hương Hà Tiên ngày càng giàu đẹp.
Mạc Cửu là người có công đầu trong việc khai phá nên vùng đất Hà Tiên cách đây đã hơn 300 năm. Vào đầu thế kỷ thứ 18, Mạc Cửu trên đường tha hương lập nghiệp, ông đã đặt chân đến Hà Tiên, còn gọi là Phương Thành, là một vùng đất có vị trí thông thương thuận lợi, phong cảnh hữu tình và ông đã quyết định dừng chân nơi đây bắt đầu cho công cuộc mở đất. Sau đó, ông dâng biểu xưng thần, thuần phục chúa Nguyễn xin sáp nhập đất Hà Tiên vào nước Đại Việt vào mùa thu năm Mậu Tý 1708. Đây là một sự kiện trọng đại trong lịch sử hình thành bờ cõi của dân tộc Việt Nam.
Ghi nhận công lao to lớn của Mạc Cửu, ngay sau khi ông qua đời, Triều đinh nhà Nguyễn đã truy phong cho ông tước vị “Khai trấn Thượng Trụ Quốc, Đại tướng quân Vũ nghị công” và cho nhân dân xã Mỹ Đức, trấn Hà Tiên thờ phụng. Sau đó, vào năm Minh Mạng thứ III, ngày 24 tháng 9, vua Minh Mạng đã ban sắc tiếp tục truy phong thêm tước vị cho ông là Thụ công- Thuận nghĩa- Trung đẳng thần.
